Người thành công đều để lại dấu vết.

Người thành công đều để lại dấu vết.

Hôm qua, thật may mắn trong lớp học online mỗi tối thứ 6 của mình được gặp gỡ và chia sẻ bởi chị đồng môn khóa trước rất lâu.  Mình và mọi người được chị chia sẻ về câu chuyện khởi nghiệp của chị ấy.

Và rõ ràng vì chị ấy thành công rồi nên thầy mới nhờ chị ấy chia sẻ để truyền  một chút năng lượng cho đàn em khóa sau. Và khi chị ấy cất giọng lên mình nhận ra ngay chính là đồng hương miền Trung.

Một nguồn năng lượng được tỏa ra từ câu từ và âm vực giọng: Chỉ cần với trái tim nhiệt huyết, nhiệt tình chia sẻ thì việc làm giàu 200-300 tỷ là bình thường các em ạ. Mình đứng hình ngang và ngưỡng mộ thật sự. Không biết mình có nghe lộn không nhưng mà sau khi nghe hết câu chuyện thì mình hoàn toàn ngưỡng mô và tự hào.

Tiếp thêm sức mạnh cho mình và các anh chị đồng môn.

Tất nhiên không phải ai cũng được như chị ấy và mình muốn chia sẻ ở đây là người thành công để lại dấu vết.

Khởi nghiệp trong 14 năm qua:
Nhưng tinh thần khởi nghiệp vẫn hừng hực và tràn trề năng lượng. Và chị vẫn thường xuyên xuống SG để học.

Xuất thân từ vùng quê nghèo Nghệ An, chị vào Đà Lạt học ngành du lịch. và khi còn là sinh viên chị đã đi làm thêm cho các khách sạn ở Đà Lạt, với sự chăm chỉ và cầu thị chị đã được sự tin tưởng của cô chủ khách sạn nên được chia cổ phần làm quản lý, từ đó nhân dần lên 2, 3 cái đều 1 tay chị quản lý.
Trong lúc đó, chị còn mở luôn đại lý vé máy bay cấp 1 và chị làm giám đốc luôn.
Một người vừa làm giám đốc vừa đi phát tờ rơi tại các trạm xe khách, làm việc với các chú xe ôm, marketing cực kì hiệu quả. Như thế 3 cái khách sạn chị kinh doanh luôn phun phòng, lợi nhuận mỗi ngày từ 4 triệu mỗi cái. (  sẽ có hôm hơn)

Đêm đến, chị bán sữa đậu nành, chị bảo, ai biết mình làm giám đốc đâu, ban đêm mà, bán mỗi đêm 350k thời điểm đó lớn lắm. Và như thế cứ dư tiền là chị thảy vào mua đất. Mà đất cách đây mười mấy năm trên ĐL thì mọi người biết rồi đó.

Và cơ duyên chị đón đầu ngành mỹ phẩm làm đẹp thiên nhiên đến từ đâu?

Nỗi bức xúc của một người con sinh ra từ nông thôn, gia đình bám trụ vào nghề nông, bị thương lái ép giá, nhìn thấy những vườn cam ba chị trồng , cũng chính ba chị chặt trong nước mắt. Chị ám ảnh trong đầu và từ đó luôn nung nấu một cái gì đó giúp đỡ người nông dân. Vì thế khi mà nông dân bị ép giá ở ĐL chị đã giải cứu nông sản giùm bà con.

Trên nền tảng FB thời đó chỉ dùng chơi, còn chị thì dùng để giải cứu nông sản. Chính vì vậy mà giải cứu được rất dễ dàng và nhanh chóng cho bà con nông dân, và như thế xã này đến xã kia liên hệ cho tới chị nhờ giải cứu.  Chị đã thành công từ việc giúp đỡ và giải quyết vấn đề cho người nông dân. 

Lâu dài chị thấy giải cứu ngắn hạn không phải là cách hay nên chị đã tận dụng máy móc để sấy khô và chế biến thành những sản phẩm thuần thiên nhiên và kinh doanh. Năm 2009 thì chị đã đón đầu thị trường.

Mình còn nhớ 2013, mình nấu dầu dừa làm son môi hand made thì đã cuối của vòng đời sản phẩm rồi.

Cứ như vậy thì, khách hàng nước ngoài đế với chị dần lên, khách Hàn Quốc, khách Đài Loan…
đều mua nguyên liệu để làm được, mỹ phẩm từ chị. Và chị xuất khẩu đều.

Khách hàng nước ngoài chia sẻ, tại sao Việt Nam nằm trên dược liệu mà lại qua nước ngoài mua mỹ phẩm thiên nhiên.

Càng cho chị nhiều động lực hơn.

Có một câu hỏi khiến chị bối rối: Trước giờ chị đã thất bại chưa? Chị trả lời: Không phải tự tin nhưng chị chưa thất bại, còn có chướng ngại vật thì nhiều chứ.

Mỗi lần bí chỗ nào chị đều hỏi thầy, thầy chỉ nói ngắn gọn và súc tích nhưng chị thấy nhẹ nhõm luôn, vấn đề của chị đã được giải quyết. Ngoài học về kinh doanh từ thầy chị còn học thêm về chuyên ngành lĩnh vực chị đang làm, có nghĩa là tìm người thành công trong lĩnh vực để học.
Một tinh thần ham học hỏi, liên tục và luôn phát triển chính con người của mình.

Còn ngoài ra, cái giá phải trả khác chính là sự cô đơn, ít bạn bè, nhưng không phải không có ai làm bạn. Chỉ vậy thôi cái giá không có gì là to tát so với ý chí sẵn có trong một người con gái sinh ra trên mảnh đất miền Trung.

Qua cách chia sẻ của chị và chị cũng chia sẻ sự nóng tính của chị trong những năm đầu khởi nghiệp thì mình nhận định chị có tính cách của người nhóm D. Luôn luôn nói về công việc và giải quyết vấn đề rất nhanh, nóng tính nhưng sau khi học hành nhiều thì chị dung hòa được.

Vậy người thành công để lại dấu vết gì từ tấm gương của chị?

Thời gian đầu:
Liên tục hành động, chăm chỉ ngày đêm làm việc để kiếm tiền.
Khi nhiều việc thì có nhân sự, phân việc, đi học để làm việc hiệu quả. Biến chúng thành quy trình.
Nhân bản liên tục mô hình thành công.
Bảo vệ tiền bằng việc đầu tư vào lĩnh vực an toàn.

Đây chính là những gì mà mình học được từ câu chuyện của chị Trần Mao. Một phần nào đó truyền lửa thêm cho mình và các anh chị khác trong thời gian cầm trịch của nền kinh tế. Thời gian này là khoảng thời gian thích hợp để tích lũy kiến thức và rèn luyện nội lực.

Cuối buổi học mình còn được nghe câu chuyện từ thầy: Mình chả nhớ cụ thể nữa, nhưng tóm tắt là thiên đường là nơi cùng chia sẻ , yêu thương và giúp đỡ nhau. Còn địa ngục là nơi tranh giành đấu đá, giành giật của nhau.

Mong rằng câu chuyện này cũng có thể mang lại một luồng năng lượng tích cực cho ai đó. Yêu cái việc học quá đi.